4.3. Bàn luận về kết quả phục hồi chức năng khớp gối:
4.3.1. Phục hồi chức năng theo chỉ số Lysholm:
Trung bình chỉ số Lysholm:
Khả năng phục hồi chức năng hoạt động bình thường được thể hiện qua bảng chỉ số Lysholm, dựa trên đánh giá chủ quan của bệnh nhân. Trung bình trị số Lysholm cải thiện rõ rệt so với trước mổ và tăng dần theo thời gian, từ 74.36 điểm trước mổ, sau mổ 3 tháng là 84.78 điểm, sau mổ 6 tháng: 91.22 điểm, sau mổ 12 tháng: 94.22 điểm, và sau mổ 24 tháng: 95.05 điểm (Bảng 3.17). Sự cải thiện này có ý nghĩa thống kê vào các thời điểm trước mổ và 3 tháng sau mổ, thời điểm 3 tháng và 6 tháng sau mổ (p< 0.05, Bảng 3.18).
Kết quả so với các tác giả khác:
Bảng 4.2: So sánh trung bình chỉ số Lysholm
Tác giả | T.C. Dũng (2011) | T.T. Hữu (2008) | Benjamin Wipfler (2011) |
Lysholm | 94.22 | 91.68 | 92.47 |
Thời gian theo dõi | 12 tháng | 13 tháng | 5 năm |
Xét về sự cải thiện theo mức độ, trước mổ 100% bệnh nhân có chỉ số Lysholm nằm trong nhóm trung bình và xấu, sau mổ 3 tháng 70% bệnh nhân đã nằm trong nhóm tốt và không còn bệnh nhân nào trong nhóm xấu. Sau mổ 6 tháng và 12 tháng, 96% số bệnh nhân đã có chỉ số Lysholm nằm trong nhóm tốt và rất tốt, 4% trong nhóm trung bình (Bảng 3.19). So sánh với các tác giả khác:
Bảng 4.3: So sánh chỉ số Lysholm phân loại theo mức độ cải thiện
Tác giả | Số lượng | Rất tốt (95-100) |
Tốt (84–94) |
TB (65–83) |
Xấu (≤65) |
T.C. Dũng (2011) | 50 | 96% | 4% | 0% | |
32% | 64% | ||||
Matjaz Sajovic (2006) | 28 | 90% | 10% | 0% | |
58% | 32% | ||||
Đ.T. Dũng (2008) | 64 | 94% | 6% | 0% |
Kết quả khác nhau này có thể do lựa chọn đối tượng bệnh nhân, thời điểm đánh giá, có tổn thương đi kèm, mức độ tập luyện sau mổ… Trong lô nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng là người chơi bóng đá, 80% trong độ tuổi 21-40, 94% là nam giới, trung bình điểm số Lysholm trước mổ là 74.36 thuộc nhóm trung bình (65-83 điểm), chỉ có 20% bệnh nhân có điểm số Lysholm thuộc nhóm xấu (≤65), có thể đó là những lý do bệnh nhân có kết quả phục hồi sau mổ cao hơn.
Bàn luận về chỉ số Lysholm của hai nhóm Vận Động Viên và người chơi nghiệp dư:
Câu hỏi đặt ra là vận động viên chuyên nghiệp phục hồi tốt hơn người chơi nghiệp dư hay không? Chúng tôi so sánh chỉ số Lysholm của hai nhóm đối tượng vào thời điểm 6 tháng và 12 tháng sau mổ.
Bảng 3.20 cho thấy, vào lúc 6 tháng, kết quả nhóm chuyên nghiệp và nghiệp dư lần lượt là 93.82 và 89.88, kết quả vào lúc 12 tháng lần lượt là 97.06 và 92.76 (sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê). Như vậy vận động viên có mức độ phục hồi cơ năng hoạt động theo chủ quan tốt hơn nhóm nghiệp dư trong nghiên cứu này.
Ảnh hưởng của rách sụn chêm đến kết quả phục hồi cơ năng sau mổ:
Trong nghiên cứu này 70% bệnh nhân có rách sụn chêm và 30% không có rách sun. Để đánh giá ảnh hưởng của rách sụn chêm đến dự hậu sau mổ, chúng tôi so sánh điểm số Lysholm vào lúc 12 tháng sau mổ của hai nhóm, kết quả điểm số của nhóm không rách sụn chêm là 96.68, cao hơn nhóm có rách sụn chêm (91.76 điểm) và có ý nghĩa thống kê (Bảng 3.21). Mặc dù số lượng trong nghiên cứu này còn ít, kết quả này tương đồng với kết luận cuả nhiều tác giả về ảnh hưởng của rách sụn chêm trên chức năng khớp gối.
Tầm quan trọng triệu chứng đau trong thang điểm Lysholm:
Trong bảng chỉ số Lysholm thì triệu chứng đau chiếm số điểm rất cao (25 điểm, tương đương cảm giác lỏng gối), trên thực tế cũng vậy, triệu chứng đau ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chạy nhảy của bệnh nhân. Chính vì vậy nên chúng tôi đánh giá riêng sự hồi phục cảm giác đau của bệnh nhân sau mổ. Thang điểm đánh giá đau theo Lysholm như sau:
– Không đau: – Đau nhẹ khi gắng sức /chơi thể thao: – Đau nhiều khi gắng sức /chơi thể thao: – Đau nhiều khi / sau khi đi bộ > 2km: – Đau nhiều khi / sau khi đi bộ < 2km: – Luôn luôn đau: |
25 điểm
20 15 10 5 0 |
Theo kết quả ở Bảng 3.22, trung bình triệu chứng đau trước mổ là 16.9, sau mổ 3 tháng là 17.0 không cải thiện (p= 0.847>0.05, Wincoxon). Điểm số đau chỉ cho thấy sự cải thiên rõ rệt vào tháng thứ 6 (19.6 điểm) và có ý nghĩa thống kê khi so sánh với trước mổ (p=0.000< 0.05, Wincoxon).
Lý giải về bệnh nhân không cải thiện đau vào tháng thứ 3, chúng tôi thấy do nhiều yếu tố. Trước hết, bệnh nhân lỏng gối do đứt dây chằng chéo trước mãn tính ít khi đau trong hoạt đông bình thường mà thường đau khi hoạt động mạnh như chạy nhảy, chơi thể thao.
Điều này phù hợp với kết quả chỉ số đau trước mổ trong nghiên cứu này là 16.9 điểm, nằm trong khoảng đau nhẹ khi gắng sức/ thể thao (20 điểm) và đau nhiều khi gắng sức/ thể thao(15 điểm).
Chúng tôi nhận thấy sau khi mổ 3 tháng, mặc dầu gối đã vững lại nhưng bệnh nhân vẫn còn đau do phục hồi chưa hoàn toàn, cơ chưa đủ mạnh, phản xạ chưa hoàn chỉnh, gối chưa chịu lực được nhiều. Một vài bệnh nhân còn đau vết mổ, hạn chế tầm độ khớp, sẹo dính… cũng gây đau khi hoạt động mạnh.
Từ tháng thứ 6 trở đi, bệnh nhân vào giai đoạn tập luyện các kỹ năng để trở lại chơi thể thao, cơ bắp đã phục hồi sức mạnh, sẹo mổ trong và ngoài khớp đã ổn định. Điểm số đau lúc này là 19.6, tiếp cận với ngưỡng 20, là mức đau nhẹ khi gắng sức/ chơi thể thao. Điểm số đau tiếp tục tăng lên sau đó vào tháng thứ 12 (22.3 điểm) và tháng thứ 24 (22.16 điểm).