1.2.1. Y học thể dục thể thao [9]:
Thể thao có thể phân loại theo sự va chạm và mức độ gắng sức: theo đó mà tỉ lệ và cường độ chấn thương cũng tăng theo (Bảng 1.1 và Bảng 1.2).
Bảng 1.1: Phân loại mức độ va chạm của các môn thể thao
VA CHẠM | KHÔNG VA CHẠM | |||
---|---|---|---|---|
MẠNH | CÓ GIỚI HẠN | NẶNG | VỪA | NHẸ |
Quyền anh
Võ tự do Bóng đá Đô vật Bóng bầu dục |
Bóng rổ Xe đạp Nhảy cầu Trượt tuyết Bóng chuyền |
Thể dục nhịp điệu
Chạy nước rút Bơi lội Quần vợt Cử tạ |
Cầu lông Bóng bàn
|
Bắn cung Gôn
|
Bảng 1.2: Phân loại theo mức độ gắng sức
CƯỜNG ĐỘ CAO | CƯỜNG ĐỘ VỪA | CƯỜNG ĐỘ THẤP |
---|---|---|
Chạy nước rút
Chạy đường dài Đua xe đạp Bơi đua Trượt băng tốc độ Bóng rổ Bóng đá Bóng bầu dục |
Bơi Đi bộ nhanh Chạy lúp xúp Đạp xe chậm Bóng chuyền Quần vợt Bóng bàn
|
Đi bộ
Gôn Bắn cung Bowling
|
Như vậy, bóng đá là môn thể thao vừa có va chạm mạnh và mức độ gắng sức cao nên chấn thương dễ xảy ra.
Về đặc điểm sinh lý cơ bắp: Dựa trên sự hoạt động của cơ bắp người ta chia là bốn vùng cường độ khác nhau: (1) vùng cường độ tối đa, (2) vùng cường độ gần tối đa, (3) vùng cường độ lớn, (4) vùng cường độ trung bình. Các vùng này khác nhau về tần số hô hấp, tuần hoàn (mạch đập, huyết áp tối đa và tối thiểu, thể tích tâm thu), Nợ O2, VO2 max, cách tiêu hao năng lượng (yếm khí, hiếu khí)…Trong bóng đá, hoạt động cơ bắp nằm trong vùng cường độ tối đa và gần tối đa.
Về mô học, có hai loại sợi cơ chính là Ia và IIa. Ia là sợi cơ chậm, khả năng co bóp lâu nên sức bền cao, sử dụng năng lượng hiếu khí. Các loại sợi cơ nhanh được chia làm hai loại IIb và IIc, sử dụng chủ yếu năng lượng theo đường yếm khí. Ở người bình thường không phải vận động viên thì tỉ lệ hai loại cơ này ngang nhau, song tỉ lệ này thay đổi ở vận động viên đỉnh cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở vận động viên sức bền (chạy xa, bóng đá…) thì tỉ lệ sợi cơ chậm tăng cao 65-74%, ngược lại các môn cần nhanh mạnh (chạy 100m, nhảy cao, đẩy tạ…) thì sợi cơ nhanh chiếm tới 67-76%. Một điều thú vị nữa là khi nghiên cứu trên các cặp song sinh, người ta thấy một lần nữa, tỉ lệ các thành phần hai loại sợi cơ nhanh và sợi cơ chậm thay đổi theo hình thức tập luyện, có nghĩa là thành phần các sợi cơ không phải hoàn toàn do di truyền mà do chế độ huấn luyện hiếu khí hay yếm khí.
Như vậy, đây cũng là cơ sở để thực hành các bài tập phát triển cơ bắp cho bệnh nhân sau mổ giai đoạn chuẩn bị trở lại thể thao từ tháng thứ 4 trở đi.
1.2.2. Chấn thương trong thể dục thể thao:
+ Định nghĩa: Chấn thương thể thao là những tổn thương do hoạt động thể thao gây ra sự giới hạn hay tạm ngưng khả năng tham gia tiếp tục các hoạt động thể dục thể thao của người vận động viên. Theo phân loại của Hệ thống báo cáo chấn thương của vận động viên Hoa kỳ thì chấn thương thể thao được chia là ba loại:
(1) Loại nhẹ: những chấn thương làm giới hạn thi đấu trong 7 ngày
(2) Loại vừa: làm giới hạn từ 7-21 ngày
(3) Loại nặng: làm giới hạn trên 21 ngày.
Ngoài ra còn có loại đặc biệt nặng là tử vong, liệt tứ chi, liệt một chi hay phải đoạn chi.
Như vậy chấn thương đứt dây chằng chéo trước là một chấn thương loại nặng trong chấn thương thể thao.
+ Tần suất của chấn thương thể thao:
Theo Hội nghiên cứu về thảm họa chấn thương thể thao, Đai học Nam Carolina, Hoa kỳ, phân loại thảm họa thể thao như sau [52]:
1. Tử vong
2. Không tử vong- tổn thương tàn tật nặng và vĩnh viễn
3. Nặng: không tàn tật vĩnh viễn nhưng nặng, thí dụ gãy cột sống cổ nhưng không liệt.
Báo cáo thường niên lần thứ 20 của hội này cho biết, từ mùa thu 1982 đến mùa xuân 2008, tần suất tử vong trong bóng đá của các nam học sinh trung học là 0.38/100.000, chỉ xếp sau môn bóng bầu dục [28] (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: Tần suất thảm họa thể thao ở Hoa kỳ từ 1982 đến 2008 trong các môn thể thao mùa thu của các nam học sinh trung học.
MÔN THỂ THAO | TỬ VONG | CHẤN THƯƠNG TÀN TẬT VĨNH VIỄN | NẶNG |
---|---|---|---|
ĐỊA HÌNH | 0.35 | 0.00 | 0.02 |
BÓNG BẦU DỤC | 0.50 | 0.00 | 0.01 |
BÓNG ĐÁ | 0.38 | 0.00 | 0.00 |
BÓNG NƯỚC | 1.36 | 0.00 | 0.00 |
Gần đây, M Romiti nghiên cứu về tỉ lệ chấn thương trong bóng đá và mối liên quan về độ tuổi với chấn thương của các cầu thủ Úc lứa tuổi U 9 đến U19. Đây là một nghiên cứu đoàn hệ trên 51 đội bóng với tổng số 40208 giờ thi đấu chia làm 9 nhóm tuổi. Kết quả tỉ lệ chấn thương là 18% mỗi 1000 giờ thi đấu, nguyên nhân chủ yếu là va chạm trực tiếp (67%). Tỉ lệ chấn thương thay đổi theo tuổi, lứa tuổi U18 có chấn thương cao nhất 26,2% mỗi 1000 giờ, trong khi thấp nhất là U 14 với tỉ lệ 8,6% [70].