
Dãn dây chằng đầu gối là một trong những triệu chứng sẽ khiến cho người bệnh phải gánh chịu những cơn đau đớn, khó chịu. Nếu không tìm ra cách điều trị cụ thể và kịp thời sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Cùng với đó các triệu chứng sẽ ngày càng nặng thêm và khó hồi phục.
Triệu chứng dãn dây chằng đầu gối
Dãn dây chằng đầu gối là hiện tượng thường do chấn thương gây ra chẳng hạn như: vận động quá mạnh, bị ngã. Một số triệu chứng điển hình người bệnh sẽ gặp phải như:
Trong giai đoạn đầu mắc bệnh thì sẽ thấy đầu gối bị đau nhức. Sưng khớp dầu gối sẽ xảy ra bởi những cơn đau sẽ ngày càng tăng lên và kéo dài, khả năng vận động bị ảnh hưởng nhiều.
- Sau thời gian khoảng 2 đến 3 tuần thì hiện tượng đau nhức sẽ thuyên giảm. Nhưng phía trước đầu gối lại xuất hiện hiện tượng bị teo cứng cơ. Người bệnh sẽ không bị lỏng lẻo đầu gối trong trường hợp những cơ tại đầu gối khỏe mạnh. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp bị dãn dây chằng đầu gối đều bị lỏng lẻo khớp. Vì mâm chày đã không thể giữ được sự cố định. Nên bị trật ra bên ngoài vị trí quy định dẫn tới đâu.
- Nếu người bệnh để lâu không chịu điều trị. Sụn khớp thoái hóa sẽ khiến cho đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng. Khi đó mâm chày bị chật ngày càng nhiề. Và cơn đau sẽ kéo tới liên tục, thường xuyên đặc biệt là lúc đi lại, vận động.
- Chấn thương phổ biến và nó có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào đó chính là triệu chứng đứt dây chằng chéo trước.
Cách tập luyện phục hồi dãn dây chằng đầu gối
Bạn sẽ mất từ 1 – 2 tháng để dây chằng đầu gối phục hồi lại sau khi bị dãn. Dưới đây là 6 bài tập giúp cho quá trình phục hồi diễn ra nhanh và tốt hơn:
Bài tập 1: Duỗi gối thụ động
Kê sau đầu gối lên một chiếc chăn mỏng được cuộn lại. Khi đã vào tư thế, dùng chân không bị dãn dây chằng cố định chăn, chân còn lại duỗi thẳng trong khoảng 6s, sau đó thả lỏng 10s rồi lặp lại động tác này.
Bài tập 2: Tập cơ tứ đầu đùi
Bài tập này sẽ giúp hạn chế tình trạng teo cơ. Sau khi thực hiện xong bài tập 1, người bệnh giãn dây chằng đầu gối tiếp tục giữ nguyên tư thế để tập bài tập cơ tứ đầu này.
Đầu tiên, kê một chiếc chăn mỏng phía dưới gót chân, duỗi thẳng hai chân. Tiếp theo, gồng căng cơ tứ đầu để giữ vững gối rồi từ từ nhấc toàn bộ phần chân lên khỏi mặt giường, cao hơn mặt giường 20 – 3o cm. Thực hiện 6-8 lần.
Bài tập 3: Tập vận động khớp háng
Nằm ngửa trên sàn, đặt chân duỗi thẳng dựa vào tường. Bàn chân bên gối bị dãn dây chằng từ từ co dần và đưa xuống cho đến khi cảm thấy khớp gối căng lại thì dừng. Giữ nguyên trong tư thế này 15-30s rồi trượt bàn chân về vị trí ban đầu. Lặp lại từ 2-4 lần.
Bài tập 4: Tập phần cơ bắp chân
Giai đoạn đầu của bài tập này, khi tập cơ bắp chân, không tì trọng lượng cơ thể lên, mà thực hiện bài tập khi nằm hoặc ngồi. Dần dần sẽ tăng mức độ của bài tập khi tình trạng bệnh đã tiến triển.
Bài tập 5: Tập nhóm cơ mặt sau đùi
Bài tập này được áp dụng trong giai đoạn sau của quá trình điều trị từ khoảng tuần thứ 4 – 6.
Cách thực hiện: Nằm ngửa, chân duỗi thẳng, nhẹ nhàng gồng phần cơ mặt phía sau đùi, đồng thời ấn gót chân xuống mặt giường, giữ trong 6s, sau đó thả lỏng. Lặp lại động tác từ 8-12 lần.
Bài tập 6: Nhấc gót chân
Bài tập này sẽ là bước phục hồi cuối cùng đối với bệnh nhân bị dãn dây chằng đầu gối sau khi đã đi lại được dễ dàng.
Cách thực hiện: Đứng thẳng lưng, tựa một tay vào ghế, nhón 2 chân để nâng phần thân trên lên, giữ trong khoảng 6s rồi từ từ quay về tư thế ban đầu. Lặp lại 8-10 lần.
Điều trị dãn dây chằng đầu gối thế nào?
Nếu trường hợp bị dãn dây chằng đầu gối không hoàn toàn dẫn tới những tổn thương. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc tới việc thực hiện phẫu thuật. Còn với trường hợp người bệnh không cần vận động mạnh, cao, người bệnh là nữ, đầu gối bị lỏng lẻo không nhiều, các khu vực khác không bị tổn thương… thì không cần thiết phải thực hiện phẫu thuật.
Nhưng nếu gặp phải chấn thương thì người bệnh cũng cần phải thực hiện sử dụng nẹp để bất động gối trong thời gian từ 3 đến 4 tuần tùy thuộc vào từng tổn thương. Cộng thêm việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Phẫu thuật được coi là giải pháp hiệu quả nhất. Nếu như với trường hợp người bệnh cần vận động cao, bị thương tổn đứt hẳn dây chằng chéo. Nhằm đảm bảo tránh hiện tượng thoái hóa gối, đảm bảo chức năng hoạt động của dây chằng được duy trì.
Có thể khẳng định, dãn dây chằng đầu gối là một trong những chấn thương nguy hiểm. Có thể xuất hiện di chứng nếu như người bệnh không có phương án điều trị kịp thời. Để biết chính xác tình trạng bệnh của mình như thế nào, phương hướng khắc phục ra sao. Thì bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra, thực hiện chụp X-quang và nghe theo tư vấn,chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.