
Khi sinh hoạt vận động không đúng cách hoặc tai nạn trong thể thao hay hoạt động hằng ngày sẽ gây nên tình trạng giãn dây chăng đầu gối và ảnh hưởng tới vận động. Sau khi xuất hiện các dấu hiệu bị giãn dây chằng đầu gối thì phải có các biện pháp điều trị để không để bệnh ảnh hưởng tới sự vận động và gây biến chứng nguy hiểm.
Thực tế dấu hiệu bị giãn dây chằng đầu gối chủ yếu là những cơn đau gối, khó vận động nên người bệnh đôi khi chỉ nhầm tưởng đây chỉ là một căn bệnh về xương khớp thông thường mà chủ quan không chịu điều trị sớm.
Nguyên nhân giãn dây chằng đầu gối
Đầu gối của con người bao gồm các cấu trúc: Dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước và dây chằng bên, xương đùi, sụn chêm, dây chằng sụn chêm, xương chày, xương bánh chè. Tình trạng dây chằng bị kéo giãn nhưng không bị đứt hẳn khiến cho người bệnh đau đớn được gọi là giãn dây chằng.
Bệnh giãn dây chằng đầu gối có thể được chia thành ba loại ứng với ba tình trạng mắc bệnh như sau:
– Bong gân hoặc bị giãn dây chằng nhẹ
– Đứt một phần dây chằng
– Người bệnh bị bong gân nặng và dây chằng sẽ bị đứt toàn phần.
Dấu hiệu bị giãn dây chằng đầu gối
Dấu hiệu bị giãn dây chằng đầu gối đa phần xuất hiện là do những tổn thương tức thời do ngã, vận động mạnh gây ra. Thường bệnh sẽ biểu hiện một số triệu chứng như sau:
– Thời gian đầu bệnh nhân sẽ gặp phải dấu hiệu đau nhức đầu gối, cơn đau kéo dài và khớp đầu gối có thể sưng lên làm ảnh hưởng tới khả năng vận động.
– Thời gian sau khoảng 2-3 tuần thì lúc này các dấu hiệu đau nhức đã không còn, tuy nhiên lại xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối. Nếu như các cơ tại đầu gối khỏe mạnh thì người bệnh sẽ không gặp phải tình trạng lỏng gối do các cơ đã bù lại chức năng của dây chằng. Tuy nhiên hầu hết trường hợp bị giã dây chằng đều bị lỏng khớp gối do mâm chày không có gì giữ cố định nên sẽ bị bán trật ra ngoài gây đau.
– Nếu để lâu hơn nữa gối sẽ bị hư do tính trạng thoái hóa sụn gây ra. Lúc này mâm chày bị bán trật nhiều lần và lúc này gối sẽ đau thường xuyên khi đi lại.
Xét nghiệm chẩn đoán giãn dây chằng đầu gối
Để xác định giãn dây chằng đầu gối, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp X-quang xem tình trạng khớp gối ra sao. Chụp X-quang chỉ có thể phát hiện trường hợp dứt dây chằng hoặc giãn dây chằng có giật ra 1 miếng xương nhỏ, còn trường hợp giãn không thì thường chụp x-quang khó mà phát hiện được giãn dây chằng. Vì vậy, bệnh nhân cần phải chụp cộng hưởng từ thêm để xem mức độ giãn hoặc đứt dây chằng, nhất là nếu có rạn nứt sụn chêm.
Việc chẩn đoán chính xác tình trạng giãn dây chằng thường được bác sĩ kết hợp với việc ép đẩy mâm chày ra trước hoặc ra sau có thể gián tiếp cho chẩn đoán đứt dây chằng và phân mức độ lỏng lẻo ra trước hoặc sau của mâm chày. Bác sĩ sẽ kiểm tra qua những triệu chứng thông thường để phát hiện chính xác bệnh nhất và có các cách điều trị bệnh cụ thể thích hợp nhất.
Nếu giãn dây chằng nhẹ, bệnh nhân còn trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa kết hợp tập luyện và phục hồi chức năng để khắc phục lại dây chằng. Sau 2 tháng thì dây chằng sẽ được phục hồi. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát bệnh cũng rất cao nếu người bệnh không chú ý luyện tập đúng cách.
Cách điều trị giãn dây chằng đầu gối
Mẹo dân gian
– Chườm đá lạnh ngay sau khi bị chấn thương. Nếu như giãn dây chằng nhẹ thì sẽ tự hồi phục sau 1 – 2 tháng nhưng thường bị tái phát, nếu như tập luyện phục hồi không đúng cách thì sụn chêm sẽ bị sưng to và khó co về như trạng thái bình thường.
– Bài thuốc giảm đau đầu gối: Đâm nhỏ hột cải bẹ trắng, hòa lẫn với giấm rồi đem bóp vào chỗ bị đau. Mỗi ngày làm ba lần sẽ có các tác dụng làm giảm cơn đau gối do bị giãn dây chằng đầu gối gây nên.
Cách tập luyện phục hồi bệnh giãn dây chằng đầu gối
Trong thời gian từ 1 – 2 tháng chờ đợi để hồi phục lại dây chằng đầu gối bị giãn đứt, người bệnh cần nên tập luyện các bài tập vật lý trị liệu đơn giản để cho khớp gối nhanh hồi phục hơn. Cụ thể một số bài tập sau:
– Duỗi gối thụ động: Kê gót chân bị giãn dây chằng lên một chiếc chăn mỏng đã được cuộn lại, làm sao cho phần đùi và bắp chân nhấc khỏi mặt giường. Khi đã vào tư thế, dùng tay để ấn nhẹ gối xuống mặt giường để có thể giữ phần gối duỗi thẳng trong 6 giây, rồi thả lỏng 10 giây sau đó lặp lại động tác này.
– Tập cơ tứ đầu: Duỗi thẳng hai chân, kê ở phía dưới gót một chiếc chăn mỏng, gồng căng cơ tứ đầu gối để giúp giữ vững gối rồi từ từ nhấc toàn bộ phần chân lên trên mặt giường, tầm khoảng 20 – 30 cm là đủ. Thực hiện 6 – 8 lần hàng ngày cho đến khi gối duỗi thẳng được hoàn toàn.
– Vận động khớp háng, phần cổ chân: Người bệnh nên nằm thẳng trên sàn, đặt phần chân duỗi thẳng và dựa vào tường, tạo với mặt tường một góc 90 độ. Từ từ co dần bàn chân ở bên gối bị giãn dây chằng xuống cho đến khi bạn cảm thấy khớp gối căng lại thì ngưng. Giữ trong 15 – 30 giây rồi trượt bàn chân trở về vị trí ban đầu và lặp lại động tác 2 – 4 lần.
– Tập phần cơ bắp chân: Thực hiện các bài tập về cơ bắp chân nhưng không được tì phần trọng lượng của cơ thể lên, dần dần người bệnh sẽ được các bác sĩ hướng dẫn tì toàn bộ trọng lượng của cơ thể lên cơ bắp chân ở giai đoạn bệnh đã có các chuyển biến tích cực.
– Tập nhóm cơ mặt sau đùi: Không tập nhóm cơ này ở trong giai đoạn đầu mà nên bắt đầu từ tuần thứ 4 – 6 ở trong thời gian điều trị. Nằm ngửa, duỗi thẳng chân trên giường rồi nhẹ nhàng gồng phần cơ mặt ở phía sau đùi và ấn gót chân xuống mặt giường, giữ trong vòng 6 giây, rồi sau đó thả lỏng. Lặp lại động tác này khoảng 8 -12 lần.
– Nhấc gót chân tì trọng lượng: Sau một thời gian đi lại có thể kèm theo nạng hỗ trợ, bệnh nhân sẽ đi lại được dễ dàng, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập phục hồi cuối cùng.
Khi xuất hiện dấu hiệu bị giãn dây chằng đầu gối, người bệnh không nên chủ quan mà cần phải chú ý xử lý cẩn thận kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh để tránh dẫn đến bị đứt dây chằng làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp hơn.